HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -Đồ Án

HƯỚNG DẪN

TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đồ án tốt nghiệp là tên thường gọi của khóa luận tốt nghiệp của sinh viên các ngành khối kỹ thuật – công nghệ, hội đủ các điều kiện theo qui định; được viết trên cơ sở phát triển đồ án chuyên ngành và được bảo vệ trước hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp.

-  Luận văn là tên gọi của khóa luận tốt nghiệp của sinh viên các ngành khối kinh tế, hội đủ các điều kiện theo qui định, được viết trên cơ sở phát triển đồ án chuyên ngành và được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Quyển đồ án, luận văn tốt nghiệp thể hiện kết quả cuối cùng của cá quá trình làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp, là một cơ sở quan trọng để các thầy cô giáo và Hội đồng chấm điểm tốt nghiệp.

Để thống nhất cách trình bày đồ án, luận văn tốt nghiệp, Đại học Đông Á hướng dẫn và quy định một số vấn đề khi viết và trình bày như sau:

  1. Trang bìa.
  • Bìa ngoài và gáy: Bìa cứng, mày xanh dương, nâu đậm, xám hoặc đỏ, chữ mạ màu vàng, trình bày theo mẫu.
  • Trang đệm (trang lót): để trắng, dùng để dán ép bìa ngoài với các trang trong.
  • Trang bìa: đặt sau trang lót, trình bày nội dung theo mẫu.
  1. Trang nhiệm vụ đề tài (đồ án, khoá luận) (có đủ chữ ký phê duyệt, giao nhiệm vụ)
  2. Trang Nhận xét của GVHD (nếu có: không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)

Giảng viên hướng dẫn nhận xét các vấn đề:

  • Kết cấu, phương pháp trình bày.
  • Cơ sở lý luận.
  • Tính thực tiễn và khả năng ứng dụng của luận văn, đồ án.
  • Các hướng nghiên cứu của đề tài có thể tiếp tục phát triển cao hơn.
  • Kết quả: Đạt ở mức nào? (hoặc không đạt). Không cho điểm vào trang nhận xét này.
  1. Trang mục lục: đánh số thứ tự, trình bày theo mẫu
  2. Trang thuật ngũ, chữ viết tắt (nếu có): trình bày theo thứ tự chữ cái A, B, C,…. Đánh số trang tương ứng. Nội dung mỗi dòng: Chữ viết tắt, chữ đầy đủ, nghĩa, chữ của từ.
  3. Nội dung đồ án, khoá luận và hướng dẫn trình bày:
  • Nội dung đồ án gồm các phần: đặc vấn đề; giải quyết vấn đề, kết luận. Trong một phần có thể có nhiều chương. Mở đầu (hoặc lời nói đầu) là một phần riêng, hết phần sẽ sang trang, tiếp theo lần lượt là các chương I, II,… và phần kết luận. Đánh số trang 1 từ phần mở đầu.
  • Trang Mở đầu: Viết ngắn gọn. Nói rõ lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, tình hình nghiên cứu, phạm vi và  phương pháp nghiên cứu, kết cấu của đề tài…..
  • Định dạng giấy: Đồ án, khoá luận viết trên khổ giấy A4 (định dạng chuẩn (page setup) tham khảo như sau: top/bottom/right: 2,0 cm; left: 3,0 cm; header/footer: 1,0 cm). Format - Paragraph: Alignment: Justified; Spacing: before/after: 3 pt; Line spacing: multiple: 1,1 đến 1,2.
  • Định dạng chữ viết: ở các trang của đồ án, luận văn là size 13 (hoặc 13), Font: Times New Roman, không được dùng các kiểu chữ dạng thư pháp. Không được trích các câu tục ngữ, thành ngữ, sử dụng các hoa văn, hình vẽ để trang trí hoặc làm đề dẫn ở đầu mỗi trang, mỗi chương, mục,…
  • Đề mục của từng chương viết chữ in hoa, in đậm, khổ chữ (font): 15; các đề mục của từng phần trong chương cũng in đậm, khổ chữ 14. Trong toàn bộ đồ án/khoá luận phải thống nhất font chữ, cỡ chữ, loại (đậm, nghiêng, thường) cho các phần như tên chương, mục trong chương, mục con, mục nhỏ,… Hình vé thể hiện rõ ràng, ghi số thứ tự hình vẽ phía dưới mỗi hình
  • Đánh số thứ tự các đề mục theo quy cách sau: Số ký tự đầu thể hiện số chương, những ký tự sau là thứ tự các đề mục, các ý của đề mục trong chương, ví dụ: 1.1, 1.1.1. 1.1.1.a,…. Các công thức phải ghi số thứ tự sát lề phải.
  • Mỗi trang phải có phần Header và Footer

Header:           Phía trái ghi: Đồ án (hoặc Khoá luận) tốt nghiệp Đại học

                        Phía phải ghi: Chương và tên chương

           Footer:             Phía trái ghi: Tên sinh viên, tên lớp

                        Phía phải ghi: số thứ tự trang

  • Nếu đề tài có sản phẩm phần cứng thì phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về độ bền, an toàn, có vỏ hộp, hoạt động ổn định.
  • Hạn chế viết tắt, nếu phải viết tắt phải mở ngoặc và đóng ngoặc (…) để giải nghĩa ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê thành trang, đưa vào sau các trang Danh mục các Bảng, biểu, hình,…
  1. Một số trang khác (tuỳ chọn và tham khảo mẫu kèm theo):
  • Trang Lời cảm ơn
  • Trang Nhận xét của cơ quan tác giả thực tập 
  • Trang Nhận xét của người phản biện.
  • Trang Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình,..
  •  Phụ lục: đưa vào sau trang cuối cùng của chương cuối cùng của đồ án, luận văn

    1. Tóm tắt đồ án tốt nghiệp: Được biên soạn sau khi bản đồ án được hoàn chỉnh, tóm tắt đồ án phản ánh trung thực nội dung chủ yếu của đồ án (khoảng 8-16 trang hoặc slide), được gửi cho phản biện để nhận xét và cũng  được dùng trong buổi bảo vệ trước Hội đồng trong vòng 10 phút. Yêu cầu của tóm tắt là ngắn gọn, cô đọng, nêu được cấu trúc của đề tài, nêu bật được những nội dung chính của đồ án, nhấn mạnh được những nội dung cần thiết, những kết luận rút ra sau khi nghiên cứu đề tài cùng với các giải pháp, đề xuất, kiến nghị. Trước buổi bảo vệ, sinh viên nên trình bày thử để đảm bảo không vượt quá 10-12 phút.

Cấu trúc (trang/slide) báo cáo tóm tắt đồ án tốt nghiệp:

  • Slide .....: Đại học /Khoa chuyên môn; Tên đề tài, GVHD, Họ tên SV, Lớp.
  • Slide ....: Trình bày cấu trúc đề tài đồ án, khoá luận (có thể nêu những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện đề tài)
  • Slide ....: Giới thiệu nội dung từng phần của đề tài và những nội dung nhấn mạnh (mỗi chương mục từ 2-4 slide)
  • Slide ...: Kết luận, giải pháp, đề xuất, lời cảm ơn (1 đến 2 slide)
    1. Nộp quyển: Mỗi sinh viên thực hiện đồ án, khoá luận tốt nghiệp phải nộp đủ 2 quyển  trước 2 tuần theo lịch bảo vệ:
  • Bản chính (có tờ giao nhiệm vụ) nộp cho Bộ môn hoặc Khoa trước 2 tuần theo lịch bảo vệ. Sau khi bảo vệ xong Khoa bàn giao bản chính cho thư viện.
  • Bản phôtô: 02 quyển (01 quyển cho GVHD, 01 quyển cho người phản biện, 01 quyển lưu giữ tại Khoa).